Cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm nước xuống tầng dưới chuẩn nhất
Hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm nước xuống tầng dưới xảy ra khá phổ biến. Hiện tượng trên không chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt, mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Nếu không được xử lý kịp thời, điều này có thể làm hư hỏng kết cấu nhà và phát sinh chi phí sửa chữa lớn. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Tín Đại Phát!
Hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm nước xuống tầng dưới
Đây là tình trạng nước từ nhà vệ sinh ở tầng trên thấm qua sàn hoặc tường, rò rỉ xuống tầng dưới. Hiện tượng này xảy ra khi hệ thống chống thấm không hiệu quả, ống nước bị rò rỉ, hoặc kết cấu sàn bị nứt. Thấm nước không chỉ làm mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến độ bền của công trình, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, gây hại cho sức khỏe.
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết nhà vệ sinh bị thấm nước xuống tầng dưới:
Vết ố vàng hoặc nước loang trên trần tầng dưới: Đây là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất.
Xuất hiện nấm mốc, mùi hôi ẩm mốc: Do môi trường ẩm ướt từ nước thấm lâu ngày.
Nền nhà vệ sinh luôn đọng nước: Cho thấy hệ thống thoát nước hoặc lớp chống thấm bị lỗi.
Tường hoặc trần bị phồng rộp, bong tróc: Do nước ngấm lâu làm phá hủy lớp sơn hoặc vữa.
Lý do nhà vệ sinh bị thấm nước xuống tầng dưới
Để biết cách xử lý hiệu quả, trước tiên bạn phải tìm hiểu về nguyên nhân khiến nhà vệ sinh tầng trên bị thấm nước xuống tầng dưới:
Chưa đạt quy chuẩn trong kỹ thuật xây dựng: Việc thi công không đúng kỹ thuật là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thấm nước. Trong quá trình xây dựng, nếu thợ thi công không tuân thủ đúng quy trình chống thấm hoặc bỏ qua các bước quan trọng, nhà vệ sinh rất dễ bị nước rò rỉ xuống tầng dưới. Các lỗi như nền nhà không được xử lý phẳng, lớp chống thấm bị bọt khí hoặc thiếu vật liệu chống thấm cũng góp phần làm nước dễ thấm qua các khe hở nhỏ.
Chất lượng đường ống thấp: Hệ thống đường ống dẫn nước có vai trò quan trọng trong việc vận hành nhà vệ sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại ống nước kém chất lượng, dễ nứt gãy hoặc mục rữa theo thời gian, sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ. Ngoài ra, khi đường ống không được kiểm tra kỹ trước khi lắp đặt hoặc không đạt chuẩn chịu lực, các tác động vật lý từ môi trường cũng khiến nước rò rỉ qua các vị trí nối hoặc lỗ thủng nhỏ.
Thiết kế đường ống không đúng tiêu chuẩn: Sai sót trong thiết kế hệ thống đường ống cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thấm nước. Hệ thống đường ống được thiết kế không khoa học sẽ khiến nước dễ tích tụ và rò rỉ qua các điểm yếu, lâu dần dẫn đến thấm dột nghiêm trọng.
Khả năng chống thấm giảm theo thời gian: Lớp chống thấm dù được thi công đạt chuẩn ban đầu cũng không thể tồn tại vĩnh viễn. Qua thời gian, tác động của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và sự co giãn của vật liệu xây dựng sẽ làm lớp chống thấm bị suy giảm hiệu quả. Các vết nứt nhỏ có thể xuất hiện trên nền hoặc tường, từ đó tạo điều kiện để nước thấm qua và rò rỉ xuống tầng dưới.
Cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm nước
Để khắc phục triệt hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm nước xuống tầng dưới, bạn cần xác định chính xác nước thấm ra từ đâu. Bạn hãy kiểm tra kỹ các vị trí quan trọng như: cổ ống bồn cầu, cổ ống hố ga thu sàn, và các thiết bị âm tường như vòi sen. Nếu không thể tự tìm ra nguyên nhân, hoặc đã tìm ra nhưng không thể giải quyết, nên gọi thợ điện nước kiểm tra toàn bộ hệ thống để phát hiện vị trí rò rỉ hoặc lỗi. Họ sẽ có các thiết bị chuyên dụng và kỹ thuật hiện đại giúp đảm bảo hiệu quả và bền lâu.
Trong trường hợp bạn muốn tự khắc phục, hãy làm theo các bước sau:
Bước 1 - Kiểm tra các khe hở, vết nứt: Xem xét kỹ các khu vực trong nhà vệ sinh, đặc biệt là nền và chân tường, để phát hiện vết nứt hoặc rạn. Nguyên nhân thường do không sử dụng vật liệu chống thấm đạt chuẩn.
Bước 2 - Tháo gỡ gạch quanh chỗ bị nứt: Gỡ bỏ gạch lát sàn hoặc tường tại khu vực phát hiện vấn đề. Sau đó làm lại hệ thống nền hoặc tường đúng tiêu chuẩn chống thấm.
Bước 3 - Thay thế đường ống nước bị vỡ: Tháo bỏ toàn bộ đường ống bị hư hỏng hoặc nứt, và thay mới bằng ống nước đạt chuẩn chất lượng.
Bước 4 - Gia cố và chống thấm: Xử lý bề mặt sàn nhà vệ sinh và chân tường bằng vật liệu chống thấm. Ví dụ, keo chống thấm, sơn chống thấm, màng chống thấm đa năng,…
Xem thêm:
Trên đây là tổng hợp thông tin cần biết về hiện tượng nhà vệ sinh tầng trên bị thấm nước xuống tầng dưới. Để xử lý triệt để tình trạng này, việc sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng cao và thi công đúng kỹ thuật là rất quan trọng. Tín Đại Phát tự hào là đơn vị cung cấp đa dạng vật liệu chống thấm hàng đầu và nhận thi công chống thấm chuyên nghiệp, đảm bảo hiệu quả lâu dài. Liên hệ ngay hotline 0914.318.318 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!